Những điều cần biết về người mới chết, giúp người chết an nghỉ

362

Với người đã chết, sau khi an táng, gia đình cần phải thờ cúng, lễ nghi. Dưới đây là những những điều cần biết về người mới chết để làm đúng, giúp người chết an nghỉ. Cùng Bongdapluz.net tìm hiểu

Những điều cần biết về người mới chết

Người mới chết ta không nên động vào

Theo quan niệm của người xưa, sau 8 đến 16 giờ kể từ thời điểm chết, linh hồn một người sẽ dần dần rời khỏi cơ thể. Thậm chí, khi đã tắc thở nhưng linh hồn vẫn chưa rời đi, nghĩa là dù thể thể xác đã lạnh nhưng thần thức vẫn còn trong thân ngủ ấm trong vòng 8 tiếng.

Đối với người lâm chung, một khi tiến trình chết bên trong chưa hoàn tất, thần thức chưa thoát khỏi xác thân vật lý thì người đó vẫn chưa hoàn toàn chết. Lúc này, “thức” của người chết có thể vẫn còn trong thân thể mà chúng ta không thể nhận ra do không có trải nghiệm thực hành. Người đang trong tiến trình chết phải luôn được theo dõi trong vòng ít nhất một ngày rưỡi cho đến tốt nhất là ba ngày. Nghĩa là, trong khoảng thời gian này, bạn cần để cho người đó yên tĩnh, không bị quấy rầy động niệm. Các xúc chạm, xâm hại vào thân thể người chết (trừ huyệt Bách hội) sẽ tạo thành nghịch duyên có thể dẫn tới sự đọa lạc và hủy hoại toàn bộ những nỗ lực cùng công phu tu tập của người chết trong kiếp sống vừa qua.

Những điều cần biết với người mới chết

Vì thương xót người thân ra đi, mà ôm khóc nỉ non, di chuyển họ tới nhiều nơi, thậm chí là tắm hay thay quần áo khi cơ thể chưa lạnh là hoàn toàn không nên. Cũng không nên tiêm thuốc chống phân hủy, hay đưa hỏa táng sau 2 -3 ngày bởi linh hồn của họ vẫn còn cảm giác với cơ thể.

Phải mặc quần áo mới cho người đã mất

Sau khi đã ra đi, người thân trong gia đình nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới người đã khuất. Phong tục của người Việt rất quan trọng trong những nghi thức khâm liệm, thậm chí người già đang khỏe mạnh đôi khi còn dặn con cháu chuẩn bị sẵn quần áo liệm để họ mới yên tâm. Áo liệm được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh. Áo liệm cũng không được làm từ da và lông do quan niệm rằng, nếu để người quá cố mặc áo liệm như vậy thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật. Thường thì áo liệm thường được sắm theo số lẻ: 3 cái, 5 cái, 7 cái. Người xưa kỵ dùng số chẵn vì theo quan niệm, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa.

Kiêng hạ huyệt khi chưa làm lễ cúng thổ thần

Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng thổ thần để xin phép được an táng người chết tại đây. Lễ cúng thổ thần gồm có trầu, rượu, vàng hương và đĩa xôi, thủ lợn, hay giò, gà… Tất cả được bày theo một án đặt theo chiều hướng thuận lợi. Cúng thổ thần xong, đợi giờ Hoàng đạo thì linh cữu mới được hạ huyệt. Để thêm phần long trọng, người đại diện tang lễ còn làm lễ, đọc văn tế…

Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng dự tang lễ

 Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm. Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang, người ta thường đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí.

Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang

Sau khi người chết mới được chôn cất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Từ đấy trở đi, kiêng không đắp mộ trong vòng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.

Không lấy vợ, chồng khi còn tang

Theo quan niệm xưa là 3 năm sau khi người đã chết mất thì gia đình mới làm lễ kết hôn cho con cái hoặc vợ/ chồng tái giá để nhằm tỏ lòng kính trọng thương tiếc đến người đã khuất. Tuy nhiên nay có thể lấy vợ, gả chồng cho con sau giỗ đầu

Không ăn mặc đồ lòe loẹt, vui chơi hát hò

Cha mẹ qua đời thì con cái phải chịu tang vì thế ko nên ăn mặc lòe loẹt, vui chơi hát hò, nhậu nhẹt để thể hiện sự thương nhớ đến người đã khuất

Thời gian chịu tang

Trong thời gian chịu tang, không nên đi thăm họ hàng bạn bè, đặc biệt không nên đến chúc Tết nhà người khác hoặc nhà những người đang mắc bệnh để tránh mang lại điều xui rủi cho gia chủ.

Người mới mất có hay về nhà hay không

Người mới mất thông thường sau 49 ngày sẽ đi đầu thai , tuy nhiên trong kinh Phật đã chỉ rõ với những hạng người cực ác hay cực thiện thì không trải qua quãng thời gian 49 ngày mà lập tức sanh về cảnh giới.

  • Hạng người cực ác mang nghiệp địa ngục thì khi chết liền sanh về địa ngục mà thọ khổ
  • Hạng người cực thiện lúc sống tạo nhiều phước lành thì khi chết liền được sanh về cõi trời để hưởng phước
  • Những người lúc sống tu tập theo pháp môn tịnh độ cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc nếu được Phật A Di Đà tiếp dẫn thì khi mất liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
  • Những hạng người thông thường lúc sống có làm những điều thiện ác lẫn lộn thì khi chết phải trải qua 49 ngày để phân định nghiệp sau đó sẽ đi đầu thai, trong 49 ngày người mất sẽ mang thân trung ấm, đây gọi là thân trung gian trước khi đầu thai mang 1 thân mới, thời gian mang thân trung ấm có thể lâu hoặc mau, có thể nhanh chóng đầu thai hoặc sau 49 ngày mà chưa đầu thai.

Người mất mà đi đầu thai rồi thì không về nhà nữa, nếu còn ở dạng thân trung ấm thì sẽ hay về nhà, họ sẽ thường quanh quẩn trong nhà quanh những người thân, đôi khi còn báo mộng. Những người chết bất đắc kì tử ở ngoài đường thì họ rất khó về nhà, cần phải làm lễ gọi hồn về nhà.

Hy vọng với những chia sẻ cúa chúng tôi về những điều cần biết cho người mới chết được an nghỉ sẽ giúp ích được cho bạn đọc