Cúng cô hồn gồm những gì? Nghi thức cúng cô hồn thế nào?

480

Lễ cúng cô hồn của người Việt với ước cầu mong hạnh phúc và xua tan đi xui xẻo. Vậy đồ cúng cô hồn gồm những gì, và cách bày mâm cúng như thế nào. Cùng bongdapluz.net tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Cúng cô hồn gồm những gì?

Cúng cô hồn gồm những gì?

Tùy theo phong tục tập quán của các miền khác nhau mà mâm cúng cũng có sự khác biệt nhỏ nhưng đa số mâm cúng cô hồn gồm các đồ:

– Muối, gạo (1 dĩa).

– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.

– 12 cục đường thẻ.

– Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ) .

– Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc).

– Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Cách bày trí mâm cúng cô hồn

Đầu tiên gia chủ đặt bát lư nhang ở trước mặt để làm tâm. Đèn nến thì đặt bên cạnh lư nhang. Chén gạo và muối đặt 2 bên lư nhang sao cho cân đối.

Sau đấy gia chủ đặt 3 lý rượu, 3 ly nước phía sau bát lư nhang.

Rồi đến 6 dĩa xôi, 6 chén chè, 6 chén cháo. Hãy sắp thành một hàng ngang.

Hoa và trái cây ta đặt theo quy tắc Đông bình, Tây quả, tức bình hoa ta đặt phía Đông, dĩa trái cây ta đặt phía Tây.

Sau đấy gia chủ đặt giấy cúng vàng mã, kề bên hoa ta đặt dĩa bánh kẹo và không quên một bó nhang để thắp hương cầu khấn.

Đừng quên 6 bộ chén đũa muỗng để các vị thần linh chứng dám lễ vật.

Lễ cúng cô hồn thường nên cúng vào giờ nào?

Theo các vị sư ở những chùa lớn, và theo quan niệm tâm linh thì tháng 7 âm người ta coi đó là tháng của những hồn ma (còn gọi là tháng của quỷ). Thường thì bắt đầu từ mùng 2 đến mùng 12 tháng bảy, Diêm Vương đã có lệnh mở cửa Quỷ Môn Quan cho ma giới và kết thúc đóng cửa vào ngày 15/7 âm lịch lúc 12 giờ đêm. Khi bắt đầu mở cửa thì các ma quỷ sẽ được xóa tội lỗi, và được thả về trần gian, Do vậy các hồn ma thường sợ ánh sáng, không dám trực tiếp đến đón nhận các món lễ vật cúng vào buổi sáng và buổi trưa. Nên gia chủ nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối hay tối hẳn.

Bài văn khấn cúng cô hồn chuẩn truyền thống

Gia chủ nên cúng bằng bài văn khấn như sau:

Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh

Hôm nay là ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).

Tên gia chủ là:…………………..tuổi……………….Ở tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện) ……………, tỉnh (TP):…………………

Gia chủ trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, cùng với các chiến sĩ trận vong, các đồng bào tử nạn…đến đây để hưởng lộc

Chúng con xin phát chút lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Gia chủ xin nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, cầu mong gia đình yên ổn, làm ăn thuận lợi, mọi sự suôn sẻ. Mong cho mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cái học giỏi hiếu thảo.

Nam mô đức Phật,…. Nam mô đức Pháp,… Nam mô đức Tăng….

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực : (biến thức ăn cho nhiều)

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG (đọc 7 lần như trên)

Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA,

ĐÁT THA NGA ĐA DA,

ĐÁT ĐIỆT THA.

ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ,

BÁT RA TÔ RÔ,

BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA

(đọc 7 lần như trên)

Chân ngôn thành tâm cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng 7 lần)

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cúng cô hồn gồm những gì, hy vọng rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin kiến thức bổ ích rồi nhé.