Cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà thế nào?

438

Cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà như thế nào luôn là câu hỏi được mọi người quan tâm. Chuông được coi là một trong những pháp khí quan trọng trong Phật Giáo. Hãy cùng bongdapluz.net tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Tại Sao Phải Gõ Chuông Khi Thắp Hương

Chuông gia trì và mõ là hai pháp khí quan trọng để hàng Phật tử tụng kinh, niệm Phật tại tư gia. Chuông  được đúc bằng chất liệu đồng, kích thước vừa và nhỏ, thường đặt phía bên tay phải người chủ lễ, khi thỉnh chuông tiếng ngân vang thanh thoát mà trầm hùng.

Chuông gia trì chủ yếu sử dụng trong khi làm lễ, tụng niệm. Tiếng chuông là những hiệu lệnh cần thiết để buổi lễ diễn ra nhịp nhàng đúng với trình tự của khoa nghi, để mọi người trong buổi tham dự lễ hòa hợp, thanh tịnh và hướng đến nhất tâm.

Cách gõ chuông khi thắp hương ra sao?

Cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà thế nào?

Cách gõ chuông tưởng đơn giản nhưng lại có những quy luật cụ thể. Như thế nào thì cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé:

Người thực hiện việc gõ chuông là ai

 Trong buổi lễ dù có đại chúng hay tại gia, người gõ chuông đóng vai trò quan trọng. Họ chính là người điều hành buổi lễ, thường được gọi là Duy Na. Nếu tiếng mõ giúp duy trì sự nhịp nhàng đều đặn của việc đọc kinh thì tiếng chuông mang tới sự chú tâm, linh thiêng.

Cách gõ chuông khi thắp hương

Khai chuông

 Sau khi thực hiện lễ Phật, người làm lễ cần ngồi xuống, hướng về phía bàn thờ tại gia hoặc Tam bảo ở chùa. Lúc này, người thực hiện gõ chuông sẽ tiến hành chuẩn bị việc khai chuông, khai mõ cho buổi tụng niệm.

 Ở đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách gõ chuông, mõ cùng lúc. Cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, cần thỉnh 3 tiếng chuông liên tiếp.
  • Sau khi 3 tiếng chuông vang lên, anh em thực hiện gõ 7 tiếng mõ. Việc gõ mõ sẽ chia làm 3 nhịp: 4 tiếng đầu rời, 2 tiếng sau dính liền, 1 tiếng cuối cùng rời.
  • Sau đấy, thỉnh chuông và mõ đan xen nhau. Cụ thể là cứ chuông trước, mõ sau cho đủ 3 lần thì ngừng chuông. KẾ gõ tiếng mõ thứ 4, 5, 6 dính liền với nhau. Tiếng mõ thứ 7 rời.
  • Cuối cùng, kết thúc việc khai chuông mõ bằng tiếng giập chuông.

Thực hiện tụng niệm

 Khi đã khai chuông mõ xong, chúng ta sẽ tiến hành tụng niệm. Bình thường cứ một chữ là một tiếng mõ. Cần lưu ý là khi tiếng kinh đầu tiên cất lên thì chưa vội gõ mõ. Mà chỉ bắt đầu gõ khi từ tiếng kinh thứ hai trở đi

 Tiếng thứ 3 trong thời kinh không gõ mõ. Đến tiếng thứ 4, thứ 5 và về sau thì thực hiện nhịp mõ đều đặn. Nếu tụng kinh bộ thì việc gõ mõ nên theo nhịp nhanh dần đều. Nếu tụng thần chú thì nhanh còn kinh sám hối thì tụng với tốc độ vừa hoặc chậm.

 Khi bài kinh kết thúc, muốn dừng lại thì chúng ta nên đọc chậm lại. Những tiếng mõ gần cuối cũng thực hiện chậm dần. 2 tiếng mõ áp cuối, áp chót dính liền với nhau và tiếng cuối cùng thì gõ rời ra. Cuối cùng thỉnh một tiếng chuông để kết thúc bài kệ, thời khóa lễ.

Trên đây là những chia sẻ của tâm linh về cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà, hy vọng rằng qua đây bạn đọc đã nắm được những thông tin kiến thức bổ ích rồi nhé.